--------------
Cập nhật ngày
12/9/2022:
Tính đến tháng
9/2022, đã có hơn 17 nghiên cứu trên
607.017 bệnh nhân ở 8 quốc gia (link 17
nghiên cứu) cho thấy chế
độ dinh dưỡng đúng có hiệu quả tốt trong việc phòng chống covid.
Trong đó, tất cả các chế độ dinh dưỡng đều nhấn mạnh vào lợi ích của thực phẩm là thực vật
(rau củ quả…), với các vitamin khoáng chất và các dưỡng chất chỉ có trong thực
vật có tác dụng phòng và trị bệnh.
--------------
Cập nhật: Bổ sung các nghiên cứu cho thấy vai trò của cholesterol trong việc hỗ trợ virus SARS-CoV-2 xâm nhập, cũng như 1 video clip cho thấy các lò mổ, cơ sở chế biến thịt… là những nơi mà dịch bệnh lây lan rất mạnh.
--------------
Bài viết này trình bày các nội dung chính như sau:
A. Vai trò của dinh dưỡng ảnh hưởng đến độ nghiêm trọng của Covid-19
1. Các nghiên cứu chỉ ra rằng người có cholesterol cao có nguy cơ cao bệnh nặng với Covid-19. Cholesterol giúp virus xâm nhập tế bào.
2. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc ăn nhiều rau củ quả làm giảm nguy cơ bệnh nặng và ngược lại, ăn thịt làm tăng nguy cơ bệnh nặng, với Covid-19
3. Thức ăn và Covid-19 nói riêng cũng như sức khỏe nói chung
B. Tác động của việc ăn thịt và nuôi gia súc trên quy mô lớn đối với các bệnh truyền nhiễm và dịch bệnh
1. Hơn 60% các bệnh truyền nhiễm ở người đều xuất phát từ động vật, và 100% các dịch bệnh ở thế kỷ 20 đều xuất phát từ động vật
2. Ham muốn ăn thịt dẫn đến các trại gia súc nuôi tập trung quy mô lớn, làm gia tăng các bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người
3. Thịt mỡ là môi trường sinh sôi thuận lợi của coronavirus
C. Kết luận
A. Vai trò của dinh dưỡng ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của Covid-19
1. Các nghiên cứu chỉ ra rằng người có cholesterol cao có nguy cơ cao bệnh nặng với Covid-19. Cholesterol giúp virus xâm nhập tế bào.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng mức cholesterol (mỡ máu) tỉ lệ thuận với nguy cơ bệnh nặng và tử vong đối với bệnh nhân Covid-19.
https://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0253576
https://www.news-medical.net/news/20210211/Statins-shown-to-reduce-COVID-19-severity-and-lower-mortality.aspx
Nguyên văn:
“The mortality and long-term morbidity are known to be probably fueled by the cytokine storm that is typically observed in patients with severe and critical COVID-19.
High cholesterol levels in the tissues have been shown to promote SARS-CoV-2 endocytosis into the host cell, allowing infection establishment. Statins act by inhibiting the enzyme 3-hydroxy-3-methyl-glutaryl-CoA (HMG-CoA) reductase inside the cells.
…when administered to COVID-19 patients following hospitalization, the risk of mortality fell by 47%, with the odds of death dropping by 43%, compared to non-users.
This stringent meta-analysis reports on a total of over 110,000 patients, making it the most high-powered study now available.”
Nghiên cứu này tổng hợp thông tin từ hơn 110.000 bệnh nhân, cho thấy cholesterol cao khiến virus dễ dàng xâm nhập và gây bệnh hơn, đồng thời cũng tăng nguy cơ tạo ra ‘cytokine storm’, là một phản ứng gây viêm cấp tính thường gặp ở những người bệnh Covid-19 nguy kịch, làm hư hại các cơ quan nội tạng, gây ra các khối máu đông và dễ dẫn đến tử vong.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: virus SARS-CoV-2 cần cholesterol để xâm nhập tế bào và gây bệnh (điều này dẫn đến mối liên hệ giữa cholesterol với bệnh nặng và tử vong).
Ví dụ các nghiên cứu: “SARS-CoV-2 requires cholesterol for viral entry and pathological syncytia formation”, hay “HDL-scavenger receptor B type 1 facilitates SARS-CoV-2 entry” hay “Cholesterol-Rich Lipid Rafts as Platforms for SARS-CoV-2 Entry”, hay “Strong relationship between cholesterol, low-density lipoprotein receptor, Na+/H+ exchanger, and SARS-COV-2: this association may be the cause of death in the patient with COVID-19”… đều khẳng định điều này.
Khi người bệnh sử dụng statin, tức là các loại thuốc hạ huyết áp, thì tỉ lệ tử vong giảm 43%. (chú ý rằng nên dùng các biện pháp giảm mỡ máu tự nhiên hơn là dùng các loại thuốc nhiều tác dụng phụ này)
2. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc ăn nhiều rau củ quả làm giảm nguy cơ bệnh nặng và ngược lại, ăn thịt làm tăng nguy cơ bệnh nặng, với Covid-19
https://www.mdpi.com/2072-6643/13/6/2114/htm
“In the current study, consumption of at least 0.67 servings/d of vegetables (cooked or raw, excluding potatoes) was associated with a lower risk of COVID-19 infection.
Processed meat consumption of as little as 0.43 servings/d was associated with a higher risk of COVID-19 in UKB.”
Nghiên cứu này cho thấy việc ăn các loại thức ăn thực vật (ngũ cốc, các loại hạt…) tối thiểu 0,67 khẩu phần thông thường giúp giảm rủi ro nhiễm và bệnh nặng đối với Covid-19. Ngược lại, ăn thịt từ 0,43 khẩu phần thông thường thì làm tăng nguy cơ. Điều này cho thấy nên giảm hơn một nửa lượng thịt ăn vào, và ăn thực vật nhiều hơn để có tác dụng phòng chống Covid-19.
Nhiều nghiên cứu khác sử dụng phương pháp khác cũng cho ra kết luận tương tự: ở các nước mà người dân ăn đủ hoặc nhiều rau củ quả thì có tỉ lệ nhiễm và tử vong vì Covid-19 thấp hơn.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8057745/
“The data obtained from machine learning analysis demonstrated that: (a) in developed countries, higher COVID-19 incidence and death rates are found in people who consume lower amounts of vegetables and fruits (VF) compared to people eat high quantities of VF; (b) in developed/wealthy countries where people eat enough or more VF, the incidence and death rates from COVID-19 are lower compared to people from developing countries who also eat a higher amounts of VF; (c) in developing countries where people eat a higher amounts of VF, a lower COVID-19 incidence and death rates are found.”
Các nghiên cứu trên rất phù hợp với database tổng hợp các nghiên cứu về điều trị Covid-19 của nhóm bác sĩ thuộc FLCCC Alliance (https://c19early.com/), trong đó cho thấy các chất từ thực vật có tỉ lệ hiệu quả rất cao: iota-carrageenan (một loại rong biển đỏ), quercetin (có nhiều trong cam quýt, táo, hành, ngò tây, xô thơm, trà, dâu đen…), nigella sativa (thì là đen), melatonin (có trong quả anh đào, chuối, mận, nho, ngũ cốc, rau gia vị, dầu ô-liu…), curcumin (có trong nghệ), kẽm, vitamin A, D…
3. Thức ăn đối với Covid-19 nói riêng cũng như sức khỏe nói chung
Trong nghiên cứu đã trích dẫn ở trên, các nhà nghiên cứu cho biết rằng rau củ quả có nhiều các dưỡng chất thực vật như phytochemicals such as flavonoids, terpenoids, polyphenols, tannins, saponins, alkaloids, và các chất dinh dưỡng như kẽm, vitamin A, C, E có vô số chức năng chống lại sự xâm nhập, lấn chiếm, sao chép, tấn công… của virus; và do đó, có tiềm năng chống Covid-19 lớn.
Trên thực tế, trong thực vật có rất nhiều dưỡng chất (flavonoids, terpenoids, polyphenols, tannins, saponins, alkaloids…) không được xếp vào nhóm vitamin khoáng chất, nhưng lại cực kỳ có quan trọng và có ích đối với sức khỏe con người cũng như có nhiều tác dụng phòng ngừa và trị bệnh. Trong suốt hàng chục ngàn năm, trước khi y học hiện đại ra đời, con người phòng và chống lại bệnh tật chủ yếu nhờ vào các loại thảo dược, ở cả phương Đông lẫn phương Tây. Và hiện nay, Tây y đang áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc nghiên cứu các chất thực vật có dược tính chữa bệnh.
Trong thực vật (rau củ quả, ngũ cốc, các loại hạt…) có đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự sống và phát triển của con người.
Việc ăn nhiều thịt, mỡ khiến cholesterol cao, cũng là một nguyên nhân có thể khiến Covid-19 trở nặng như các nghiên cứu ở trên đã chỉ ra. Và thực tế không phải chỉ Covid-19, mà cholesterol cao chính là nguyên nhân chính gây ra các bệnh tim mạch, là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong các loại bệnh tật.
Như vậy, dù là với Covid-19, hay vì sức khỏe nói chung, chế độ ăn thực vật thay thế cho thịt động vật là cần thiết và có ích cho con người. Dĩ nhiên người ta không thể chuyển qua ăn chay 100% ngay lập tức được, nhưng con người nên giảm việc ăn thịt động vật nhiều chừng nào tốt chừng đó.
(Lưu ý rằng bài viết này không trình bày trên quan điểm tôn giáo, mà chỉ là vấn đề thuần khoa học vật chất. Tất cả những luận điểm ở trên đều có nghiên cứu khoa học chứng minh.)
B. Tác động của việc ăn thịt và nuôi gia súc trên quy mô lớn đối với các bệnh truyền nhiễm và dịch bệnh
1. Hơn 60% các bệnh truyền nhiễm ở người đều xuất phát từ động vật, và 100% các dịch bệnh ở thế kỷ 20 đều xuất phát từ động vật
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết rằng theo ước tính của các nhà khoa học, thì hơn 60% các bệnh truyền nhiễm và 75% các bệnh mới xuất hiện ở người đều xuất phát từ động vật:
https://www.cdc.gov/onehealth/basics/zoonotic-diseases.html
“Scientists estimate that more than 6 out of every 10 known infectious diseases in people can be spread from animals, and 3 out of every 4 new or emerging infectious diseases in people come from animals.”
Thuật ngữ chuyên môn gọi điều này là zoonosis, tức là loại bệnh do các mầm bệnh (virus, vi khuẩn…) “nhảy” từ động vật sang người.
https://en.wikipedia.org/wiki/Zoonosis
Trong bài wikipedia có một bảng các bệnh truyền nhiễm từ động vật. Trên thực tế, tất cả các dịch bệnh trong thế kỷ 20, 21 đều có nguồn gốc từ động vật:
- Cúm Tây Ban Nha 1918: là virus H1N1, xuất phát từ heo.
- Bệnh than: từ các loại gia súc ăn cỏ như bò, cừu, dê, ngựa, heo…
- Bệnh thương hàn: do vi khuẩn Salmonella thường sống trong ruột động vật.
- Dịch hạch: từ thỏ, chuột… (thường lây do bọ chét cắn)
- Lao: gia súc, heo, nai, lạc đà…
- HIV: từ loài linh trưởng như tinh tinh.
- MERS: dơi, lạc đà.
- Cúm gia cầm H5N1: từ chim, gia cầm.
- Virus Nipah: dơi, heo.
- Sốt xuất huyết: lạc đà, thỏ, gia súc… (thường lây qua mũi chích)
- Ebola: các loài linh trưởng, dơi…
- Viêm não Nhật Bản: heo, chim.
- Zika: các loài linh trưởng.
- SARS: dơi.
- SAR-2: dơi.
- …
2. Ham muốn ăn thịt dẫn đến các trại gia súc nuôi tập trung quy mô lớn, làm gia tăng các bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người
Ham muốn ăn thịt của con người dẫn đến việc chăn nuôi gia súc, gia cầm… và các lò mổ… ở quy mô lớn hoặc nhỏ.
Việc hàng ngàn con gia súc, gia cầm được nuôi chung 1 chỗ khiến người ta phải sử dụng các loại kháng sinh trong chăn nuôi giúp giảm tỉ lệ bệnh ở vật nuôi, nhưng đồng thời nó cũng thúc đẩy tạo ra các loại vi khuẩn mới kháng kháng sinh nguy hiểm hơn trước!
Đồng thời, việc nuôi giữ quy mô lớn làm gia tăng khả năng lây lan vi khuẩn, virus… trong bầy đàn, từ đó đẩy nhanh việc đột biến của các loại virus vốn chỉ lây ở động vật, tạo thành các loại virus mới có khả năng lây qua người.
Các loại dịch bệnh trong thế kỷ 20, 21 như HIV, Ebola, SARS, MERS… đều là các chủng virus mới xuất hiện từ động vật. Và Covid-19 hay SARS-COV-2 hiện tại cũng đã được cho biết rõ là một loại virus mới có nguồn gốc từ động vật.
Trong tài liệu có tên là “Ngăn chặn đại dịch tiếp theo – Mầm bệnh từ động vật và làm sao để ngăn chặn chuỗi lây lan” (Preventing the next Pandemic - Zoonotic diseases and how to break the chain of transmission) của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) cũng có phân tích và đưa ra 7 nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm từ động vật. Trong đó, nguyên nhân đầu tiên được xác định cũng chính là con người muốn ăn đạm động vật (“increasing demand for animal protein”).
https://wedocs.unep.org/bitstream/handle/20.500.11822/32316/ZP.pdf?sequence=1&isAllowed=y
Nói đơn giản chính là: ăn nhiều thịt dẫn đến xuất hiện mầm bệnh gây đại dịch.
3. Thịt mỡ là môi trường sinh sôi thuận lợi của coronavirus
Một bản tin vào đầu năm 2021 cho biết rất nhiều lò mổ, cơ sở chế biến thịt ở khắp các nước châu Âu trở thành những điểm lây lan dịch bệnh rất nhanh. Điều này cho thấy vấn đề: mỡ động vật là môi trường thuận lợi cho coronavirus lây lan trong môi trường, dù là ở bên trong cơ thể, hay ở dạng hơi trong môi trường sống!
C. Kết luận
Với những gì đã trình bày, kết luận của bài viết như sau:
- - Ăn nhiều thực vật, ăn ít hoặc không ăn thịt động vật thì tốt cho sức khỏe và phòng bệnh (cả Covid-19 lẫn các bệnh tật khác).
- Khi nào con người vẫn còn ăn thịt, thì sẽ còn nhiều loại vi khuẩn, virus nguy hiểm tiếp tục xuất hiện trong tương lai, và có thể sẽ càng nguy hiểm hơn HIV, Ebola, Corona…