Bài này nhấn mạnh lại rằng việc chích vaccine hàng loạt giữa dịch chính là nguyên nhân thúc đẩy virus biến đổi theo chiều hướng kháng vaccine, và rằng cần ngừng việc chích vaccine hàng loạt trước khi quá muộn. Quá muộn là khi những biến chủng kháng vaccine nguy hiểm hơn xuất hiện và con người không còn khả năng khống chế chúng (tương tự như 1 loại vi khuẩn trở nên kháng kháng sinh và không có thuốc đặc trị)!
Bài gồm các phần:
1) Những thông tin ban đầu và nghi vấn nguồn gốc biến chủng Omicron:
2) Vaccine hàng loạt và sự thúc đẩy biến chủng:
3) Omicron - biến chủng thảm họa?
4) Cảnh báo – lặp lại một lần nữa
1) Những thông tin ban đầu và nghi vấn nguồn gốc biến chủng Omicron:
a) Lịch sử ghi nhận:
Biến chủng Omicron ban đầu được đánh mã số B.1.1.529, được Nam Phi báo cáo đến Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 24/11/2021.
Đến ngày 26/11/2021, WHO xếp biến chủng này vào loại biến chủng đáng lo ngại (variant-of-concern), và gán tên Omicron. Như vậy, chỉ trong vòng 2 ngày, biến chủng được báo cáo đã được xếp loại ‘đáng lo ngại’, đây là tốc độ kỷ lục, chưa từng thấy ở biến chủng nào khác trước đây.
Đến ngày 03/12/2021, Omicron đã được xác nhận có mặt 38 quốc gia và vùng lãnh thổ: (có lẽ còn nhiều hơn, nhưng chưa được phát hiện)
CÁC NƯỚC ĐÃ XÁC NHẬN CÓ BIẾN CHỦNG OMICRON (03/12/2021) | ||||
South Africa | Denmark | Brazil | France | Saudi Arabia |
Norway | Germany | Austria | India | United Kingdom |
Canada | Malaysia | Belgium | Japan | United States |
Ghana | Ireland | Israel | Réunion | Sri Lanka |
Botswana | Italy | Iceland | Singapore | United Arab Emirates |
Portugal | Hong Kong | Nigeria | Zimbabwe | Czech Republic |
Netherlands | Sweden | Spain | Finland |
|
Australia | South Korea | Switzerland | Greece |
|
(nguồn: GISAID, tổng hợp bởi wikipedia: https://en.wikipedia.org/wiki/SARS-CoV-2_Omicron_variant)
b) Đặc điểm:
Sự lo ngại về biến chủng này được giải thích bởi số lượng đột biến rất lớn trên gien virus, trong đó có một số lớn ở phần gai virus, vốn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng né tránh miễn dịch, hay kháng vaccine.
Omicron có khoảng 50 đột biến, trong đó có 32 đột biến ở phần gai virus. (trong khi đó, với Delta chỉ có khoảng 13 đột biến)
Về mặt khoa học, biến chủng càng khác với chủng ban đầu (Vũ Hán), thì càng có khả năng vượt qua kháng thể do vaccine tạo ra (vì vaccine được thiết kế với chủng Vũ Hán). Đây là điều mà người viết đã khẳng định nhiều lần từ những bài viết trước. Do đó, sự lo ngại về biến chủng Omicron là điều rất dễ hiểu.
c) Nguồn gốc:
Biến chủng Omicron ban đầu được đánh mã số B.1.1.529, được Nam Phi báo cáo đến Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 24/11/2021.
Lưu ý rằng Nam Phi là quốc gia báo cáo đầu tiên về biến chủng này, điều này KHÔNG CÓ NGHĨA rằng biến chủng này xuất hiện đầu tiên hay có nguồn gốc từ Nam Phi.
Từ ngày 24/11/2021 đến 03/12/2021 chỉ có hơn 1 tuần, nhưng biến chủng đã có mặt ở 38 quốc gia, ở đủ 5 châu lục trên thế giới, mà ĐA SỐ LÀ CHÂU ÂU.
Một tờ báo y khoa Thái Lan đã tiến hành điều tra, và chỉ ra một số đầu mối cho thấy biến chủng này rất có thể đã bắt nguồn từ Anh, sau đó mới lây sang Bostwana và Nam Phi: https://www.thailandmedical.news/news/this-is-getting-hilarious-did-the-omicron-or-b-1-1-529-variant-originate-from-uk-and-not-the-african-continent
- Ban đầu, Nam Phi cho rằng biến chủng này (Omicron – B.1.1.529) đến từ Bostwana.
- Ngày 26/11/2021, Chính phủ Bostwana ban hành một thông cáo báo chí chính thức, rằng biến chủng này được phát hiện đầu tiên ở nước này là từ 4 nhà ngoại giao người nước ngoài, đã đến Bostwana làm công tác ngoại giao từ ngày 07/11/2021. Nguồn đăng trên Twitter của chính phủ Bostwana: https://twitter.com/BWGovernment/status/1464184386912501764
- Tờ báo cho biết theo điều tra của họ, các nhà ngoại giao này đến tham dự Diễn đàn Cố vấn Động vật hoang dã Châu Phi, và xác định rằng trong số 4 người nhiễm chủng mới có 3 người Anh và 1 người Nigeria.
Đương nhiên những điều trên chỉ là những manh mối nhỏ, và là có lẽ không ai có thể chứng minh được 1 biến chủng xuất phát đầu tiên từ đâu (tương tự các biến chủng trước đó), nhưng nguồn gốc Anh của biến chủng Omicron là hoàn toàn khả dĩ.
2) Vaccine hàng loạt và sự thúc đẩy biến chủng:
Trong các bài viết trước, người viết đã trích dẫn nhiều nghiên cứu cũng như tài liệu giải thích và chứng minh việc chích vaccine hàng loạt giữa dịch bệnh sẽ dẫn đến việc thúc đẩy virus tạo ra những biến chủng mới theo chiều hướng kháng vaccine.
Hàng loạt nghiên cứu khoa học được công bố và nhiều nhà khoa học đã lên tiếng công khai về vấn đề này; trong đó, nổi bật có một nhà miễn dịch học người Bỉ - Ts. Geert Vanden Bossche, và nhà khoa học Pháp từng đoạt giải Nobel - Gs. Luc Montagnier. Tham khảo thêm tại đây:
https://www.voiceforscienceandsolidarity.org/
https://rairfoundation.com/bombshell-nobel-prize-winner-reveals-covid-vaccine-is-creating-variants/
Người đọc có thể xem lại các bài viết trước về vấn đề này:
- Bài 14: https://tranthehiepblog.blogspot.com/2021/10/14-nguy-co-do-vaccine-covid-19.html
- Bài 19: https://tranthehiepblog.blogspot.com/2021/10/19-nguy-co-do-vaccine-covid-19-2-va.html
- Bài 23: https://tranthehiepblog.blogspot.com/2021/11/23-bien-chung-va-tham-hoa-vaccine.html
Giải thích ngắn gọn lại vấn đề như sau:
- Đầu tiên, khi chích vaccine hàng loạt, sẽ có rất nhiều người sẽ nhiễm bệnh ngay trước hoặc trong vòng 14 ngày sau khi chích vaccine.
o Như vậy, trong khi vaccine dần tạo ra kháng thể, thì virus đã và đang gây bệnh, xâm nhập vào tế bào, và nhân bản hàng loạt bên trong cơ thể.
o Điều này tạo ra ‘sức ép miễn dịch’ (immune pressure) lên virus, nhưng ĐỒNG THỜI virus vẫn tiếp tục nhân bản và lây lan.
(điều này rất khác và rất hiếm khi xảy ra với việc chích vaccine thông thường trước đây: 1 người sau khi chích vaccine có thể phải một thời gian rất dài sau mới nhiễm phải loại virus đó)
- Như vậy, chính (kháng thể do) vaccine đã trở thành ‘yếu tố chọn lọc’, tác động lên virus: những biến chủng nào có lợi thế né tránh/ kháng vaccine càng tốt thì khả năng sống sót càng cao và tiếp tục nhân bản (trên cùng một chủ thể, hoặc khi lây sang người khác).
- Đây chính là nguyên lý ‘chọn lọc tự nhiên’ của tiến hóa, và vaccine hàng loạt đã tạo ra môi trường đặc thù thúc ép virus biến đổi theo chiều hướng kháng vaccine. Điều này dẫn đến: các biến chủng được chọn lọc bởi vaccine.
- Ngoài ra, với nhiều nghiên cứu khoa học đã công bố, hiện nay người ta đều biết lượng kháng thể do vaccine tạo ra giảm rất nhanh chóng (nhanh hơn nhiều lần so với kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên).
o Trong khi đó, dịch vẫn tiếp tục lây lan, và người chích vaccine vừa khỏi bệnh không bao lâu thì lại có khả năng tiếp xúc lại với virus.
o Hiện tượng người chích vaccine nhiễm và lây lan không triệu chứng đã được xác nhận là rất phổ biến hiện nay (cho nên thuật ngữ ‘leaky vaccine’ được áp dụng đối với vaccine covid-19). Đây chính là một vòng lặp: người bệnh lây cho người khác, rồi bị lây ngược lại, và rất nhiều trường hợp không có triệu chứng.
o Virus liên tục nhân bản và lây lan trong lúc chịu sức ép miễn dịch và sự chọn lọc bởi vaccine, thúc đẩy tạo ra những biến chủng kháng vaccine càng ngày càng hiệu quả hơn! Điều này cũng khiến việc biến đổi của virus bị đẩy nhanh rất nhiều lần so với bình thường.
Các báo chí thân vaccine Mỹ (dối trá) thường ngụy biện rằng “virus luôn đột biến, do đó vaccine không phải nguyên nhân tạo ra biến chủng mới”.
- Đương nhiên là ai cũng biết cái kiến thức ABC trên, và cũng không ai nói vaccine tạo ra biến chủng cả. Cách lý luận của truyền thông thân vaccine Mỹ như vậy gọi là ‘đánh tráo khái niệm’, hay ‘lập lờ đánh lận con đen’.
- Vấn đề được cảnh báo là: vaccine tạo lợi thế cạnh tranh cho một số biến chủng nhất định, và chính điều này khiến các biến chủng phát triển theo một chiều hướng nhất định (cụ thể là chiều hướng kháng vaccine)!
- Nếu không có sự chích vaccine ồ ạt (chỉ chích cho một số ít người già và người có bệnh nền nguy hiểm), thì các biến chủng vẫn xuất hiện, nhưng sẽ không có lợi thế cạnh tranh đặc biệt nào giữa các biến chủng, và do đó sẽ không có những biến chủng chiếm ưu thế vượt trội.
Biểu đồ thống kê biến chủng cho thấy điều này rất rõ ràng: từ cuối tháng 12/2020, tức là lúc người ta bắt đầu tổ chức chích vaccine, thì chủng ban đầu (Vũ Hán), vốn hết sức phổ biến suốt năm 2020, đã nhanh chóng bị chèn ép và thay thế bởi các biến chủng do vaccine thúc đẩy.
- Vaccine hàng loạt giữa dịch bệnh chính là nguyên nhân thúc đẩy TẠO RA NHỮNG BIẾN CHỦNG CÓ ƯU THẾ KHÁNG VACCINE.
- Nếu như để dịch bệnh phát triển một cách tự nhiên (chỉ chích vaccine cho người già, người có bệnh nền, và để người trẻ phát triển miễn dịch tự nhiên chống lại bệnh), thì các biến chủng kháng vaccine/ né tránh miễn dịch vẫn có khả năng xuất hiện, nhưng sẽ rất lâu để chiếm được ưu thế (so với những chủng khác) và trở nên phổ biến. Chính việc chích vaccine hàng loạt giữa dịch liên tục tạo ra sức ép miễn dịch lên virus, và ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH NÀY LÊN RẤT NHIỀU LẦN.
3) Omicron - biến chủng thảm họa?
Hiện tại còn quá sớm để kết luận Omicron có phải là biến chủng thảm họa đã được dự báo trước không.
Tuy nhiên, Omicron đáng để theo dõi, vì có những sự bất thường:
- Số lượng đột biến rất cao so với những chủng trước, khiến cho nguy cơ kháng vaccine là rất cao. Điều này có cơ sở khoa học rất rõ ràng.
- Một nghiên cứu sơ bộ từ Nam Phi, đã xem xét hơn 35.000 ca tái nhiễm covid cho thấy rằng virus không những rất có khả năng kháng vaccine, mà còn có 1 hiện tượng đặc biệt chỉ quan sát thấy ở Omicron. Đó là khi tái nhiễm chủng Omicron, người bệnh lại dễ dàng bệnh nặng hơn so với lần nhiễm bệnh trước đó (điều này hoàn toàn ngược lại với các biến chủng khác)!
Nguồn: https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2021.11.11.21266068v2.full.pdf
o Trước đó, một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra nguy cơ về Antibody-Dependent Enhancement (ADE), tức là hiện tượng kháng thể do vaccine tạo ra khiến bệnh nặng hơn khi nhiễm phải 1 biến chủng khác. (Đây là hiện tượng hết sức đặc thù đối với bệnh sốt xuất huyết, và cũng là lý do khiến việc nghiên cứu vaccine sốt xuất huyết không thành công suốt mấy chục năm).
o Ts. Geert Vanden Bossche cũng từng chỉ ra rằng: Khi người chích vaccine gặp phải biến chủng, cơ thể vẫn sản xuất ra kháng thể. Những kháng thể này vẫn có độ phù hợp cao với virus, nên nó sẽ giành bám vào virus, và chèn ép miễn dịch bẩm sinh (innate immunity). Trong khi đó, do hiệu quả giảm đi, nó không giết được virus, mà chỉ bám vào và vô hiệu hóa, khiến cho người bệnh chỉ bị nhẹ hoặc không có triệu chứng, nhưng lại không phải là khỏi bệnh hẳn. Và lúc này, nếu người bệnh lại tiếp tục nhiễm một biến chủng khác có khả năng kháng vaccine cao, thì nguy cơ bệnh nặng là rất lớn, bởi vì lúc này cả hệ miễn dịch bẩm sinh lẫn miễn dịch đạt được đều gần như bị vô hiệu hóa!
o Điều Ts. Vanden Bossche mô tả và dự báo từ nhiều tháng trước, có lẽ rất phù hợp với điều mà nghiên cứu ở Nam Phi đã chỉ ra.
- Nếu thật sự Omicron là biến chủng thảm họa đã được các nhà khoa học chân chính dự báo trước, thì:
o Sự lây lan của Omicron sẽ là rất nhanh chóng. Nhưng bản chất vấn đề không phải do virus lây lan nhanh hơn, mà là do vaccine đã không còn (hoặc còn yếu) khả năng chống lại biến chủng này.
o Những người đã chích vaccine sẽ có khả năng bệnh nặng cao hơn trước đây, đặc biệt là khi bị tái nhiễm trong thời gian ngắn kể từ lần nhiễm trước đó.
Đương nhiên là, những điều trên đây chỉ mới là nghi vấn, dựa trên suy luận hợp lý. Cần có thêm thời gian quan sát và dữ liệu, để có thể khẳng định vấn đề.
4) Cảnh báo – lặp lại một lần nữa
- Lưu ý rằng Omicron KHÔNG PHẢI LÀ BIẾN CHỦNG CUỐI CÙNG HAY NGUY HIỂM NHẤT. Virus vẫn tiếp tục biến đổi.
- Vì vậy, nếu con người không nhanh chóng xem xét lại các vấn đề một cách khoa học, mà vẫn đẩy mạnh việc chích vaccine ào ạt giữa dịch bệnh (một cách làm phản khoa học chưa từng xảy ra trong lịch sử), thì các biến chủng nguy hiểm hơn sẽ tiếp tục xuất hiện, và có thể sẽ đến lúc nằm ngoài khả năng phòng ngừa và chữa trị của con người!
- Đó sẽ là thảm họa thật sự.
No comments:
Post a Comment