Ở bài này, cảnh báo về Molnupiravir, loại thuốc đang được báo chí Mỹ thông tin rộng rãi là có khả năng chữa trị Covid-19.
--------------------
Cập nhật:
- Ngày 26/11/2021, nhà sản xuất thuốc là Merck cập nhật hiệu quả thử nghiệm lên trang web của họ, lúc này hiệu quả giảm xuống chỉ còn 30%.
- Nguyên văn: “…molnupiravir reduced the risk of hospitalization or death from 9.7% in the placebo group (68/699) to 6.8% (48/709) in the molnupiravir group, for an absolute risk reduction of 3.0% (95% confidence interval [CI]: 0.1, 5.9; nominal p-value=0.0218) and a relative risk reduction of 30%” https://www.merck.com/news/merck-and-ridgeback-biotherapeutics-provide-update-on-results-from-move-out-study-of-molnupiravir-an-investigational-oral-antiviral-medicine-in-at-risk-adults-with-mild-to-moderate-covid-19/
- Cuối tháng 12/2020, Pháp hủy đơn đặt hàng Molnupiravir vì hiệu quả kém: https://www.forbes.com/video/6288202754001/france-cancels-order-for-mercks-anticovid-pill-after-disappointing-trial-results
- Ngày 05/01/2021, tổng giám đốc Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ, ông Balram Bhargava phát biểu công khai rằng Molnupiravir CÓ NHỮNG VẤN ĐỀ RẤT ĐÁNG LO NGẠI VỀ TÍNH AN TOÀN, bao gồm nguy cơ gây quái thai, đột biến gien, tổn thương sụn và cơ. . https://economictimes.indiatimes.com/news/india/covid-19-drug-molnupiravir-flagged-for-major-safety-concerns/articleshow/88723154.cms
1) Kết quả thử nghiệm tạm thời của
Molnupiravir
Molnupiravir là tiền chất của 1 chất hóa học là N4-hydroxycytidine, viết tắt
là NHC, có tác dụng tăng đột biến gien ở virus (và có thể khiến virus chết vì đột biến quá nhiều).
Việc sử dụng Molnupiravir trong điều trị Covid-19 vẫn chưa được bất cứ cơ quan
nào cấp phép, vì vẫn còn ĐANG TRONG THỬ NGHIỆM giai đoạn 3 (và dự kiến
kết thúc vào tháng 4/2022).
2) So sánh với Ivermectin
So sánh với số liệu các nghiên cứu đã thực hiện trên Ivermectin tính đến
tháng 12/2020 và đầu tháng 10/2021.
3) Cảnh báo của các nhà khoa học
Vì tác dụng gây đột biến gien của Molnupiravir, đã có nghiên cứu (công bố tháng 5/2021, trước cả khi Merck bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 3 của Molnupiravir) cho thấy NHC có gây đột biến gien ở tế bào thú có vú (trong đó có con người), vì vậy có thể gây ung thư và biến dị bào thai. Các nhà khoa học đã và đang cảnh báo, và cũng đã có nghiên cứu được công bố nêu rõ điều này.
1) Kết quả thử nghiệm tạm thời của Molnupiravir
Molnupiravir là tên của 1 chất hóa học là N4-hydroxycytidine, viết tắt
là NHC, có tác dụng tăng đột biến gien ở virus (và có thể khiến virus chết vì đột biến quá nhiều).
Nguồn tham khảo: https://en.wikipedia.org/wiki/Molnupiravir
Tóm tắt quá trình nghiên cứu và phát triển:
-
Nghiên cứu về khả
năng diệt virus bằng cơ chế tăng đột biến của Molnupiravir đã có từ lâu. Theo các
nguồn dẫn từ wikipedia, năm 2019 NIAID đã cho Molnupiravir thử nghiệm giai đoạn
1 trị cúm, không rõ kết quả.
-
Đến năm 2020, thì
hãng dược là Ridgeback đã thỏa thuận với Đại học Emori (giữ bản quyền
Molnupiravir) nghiên cứu Molnupiravir trên người. Theo Bloomberg, vào tháng 1/2020, trước khi đại dịch bắt đầu
ở Mỹ, thì giám đốc Ridgeback và viện trưởng Viện Phát triển Dược Emori, đã gặp
nhau để bàn về việc nghiên cứu thuốc Molnupiravir với sự tài trợ từ NIH (thuộc
Bộ Y tế Mỹ). (nguồn: https://www.bloomberg.com/news/features/2021-03-25/merck-mrk-molnupiravir-pill-could-change-the-fight-against-covid)
-
Đến tháng 4/2020,
FDA cho phép tiến hành thử nghiệm Molnupiravir để điều trị Covid-19, và NIAID
(thuộc NIH, Bộ Y tế Mỹ) đã cấp tài trợ nghiên cứu cho Emori. (nguồn: https://news.emory.edu/stories/2020/04/covid_eidd2801_fda/index.html)
-
Đến tháng 7/2020
thì đại công ty dược là Merck tham gia hợp tác với Ridgeback trong việc nghiên
cứu.
-
Đến tháng 6/2021,
thì chính phủ Mỹ đặt hàng Merck sẽ mua đơn hàng 1,2 TỶ đô-la Mỹ (khoảng 1,7 triệu
liệu trình) từ Merck, nếu thuốc được FDA (cũng thuộc chính phủ Mỹ) chấp thuận.
Lúc này vẫn chưa
bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 3. (nguồn: https://abcnews.go.com/Health/daily-pill-treat-covid-months/story?id=80304573)
Việc thử nghiệm giai đoạn 3 được bắt đầu từ ngày 11/8/2021. Chỉ hơn 1 tháng
rưỡi sau, vào ngày 01/10/2021, thì Merck công bố kết quả thử nghiệm tạm thời như
sau:
-
Giảm rủi ro nhập
viện hoặc tử vong 50% (tính đến
thời điểm công bố).
-
Kết quả trên là kết quả tạm thời, được
đưa ra từ thử nghiệm chỉ với 775 bệnh nhân.
-
Đến thời điểm hiện
tại (10/2021), thử nghiệm giai đoạn 3 vẫn chưa kết thúc, và đang được tiến hành.
Theo thông tin chính thức đăng trên hệ thống ý tế chính phủ Mỹ, thì ngày kết
thúc dự kiến của thử nghiệm này là 03/4/2022. (nguồn: https://clinicaltrials.gov/ct2/show/NCT04939428)
Trước đó, vào tháng 6/2021, nhóm nghiên cứu của Ridgeback có công bố kết
quả thử nghiệm giai đoạn 2a với số người ít hơn:
https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2021.06.17.21258639v1.full.pdf
Đáng chú ý là tỉ lệ xảy ra tác dụng phụ:
-
Ở liều 200mg (23
người), chỉ có 1 trường hợp tác dụng phụ mức 3 trở lên, không có trường hợp phải
ngưng thử nghiệm.
-
Ở liều 400mg (62
người), có 2 trường hợp tác dụng phụ nghiêm trọng, trong đó 1 người phải ngưng
thử nghiệm.
-
Ở liều 800mg (55
người), có 1 trường hợp tác dụng phụ nghiêm trọng, phải ngưng thử nghiệm.
-
Như vậy, tỉ lệ xảy
ra tác dụng
phụ nghiêm trọng ở liều 400-800mg phải ngưng dùng thuốc là rất cao:
2/117, tức là cứ 58,5 người thì có 1 người!
-
Thử nghiệm giai
đoạn 3 là ở mức 800mg mỗi 12 giờ.
2) So sánh với Ivermectin
Ở phần 2 của bài trước – Các cảnh báo về vaccine (https://tranthehiepblog.blogspot.com/2021/10/cac-canh-bao-ve-vaccine-1.html),
người viết đã đưa ra báo cáo độc lập của Andrew Hill vào tháng 12/2020, cho thấy
ở thời điểm đó đã có tổng cộng 56 nghiên cứu với 7100 người, trong đó có 11
nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên với 1.452 người, và cho thấy có hiệu quả.
-
Cùng vào đầu
tháng 10/2021, dữ liệu về Ivermectin là: 65 nghiên cứu (trong đó có 32 nghiên cứu
đối chứng ngẫu nhiên), được thực hiện bởi 655 nhà khoa học, với 47.717 bệnh
nhân. (cơ sở dữ liệu: https://c19ivermectin.com)
-
Báo cáo của Nhật cũng
đã chỉ ra rằng Ivermectin đã được sử dụng rộng rãi ở ít nhất 25 quốc gia trên
thế giới. (nguồn: http://jja-contents.wdc-jp.com/pdf/JJA74/74-1-open/74-1_44-95.pdf)
-
Như vậy, chỉ với 2
thử nghiệm của Merck và Ridgeback (công ty giữ bản quyền thuốc), với số người
tham gia là 775, thì người đọc có thể tự so sánh số liệu giữa Molnupiravir và
Ivermectin (so với thời điểm 12/2020 hay 10/2021 đều được).
-
Và về tính an
toàn, thì cũng đã được nêu ở bài trước. Ivermectin vốn là 1 loại thuốc đã được
sử dụng trong 25 năm qua, với tỉ lệ tác dụng phụ là cực thấp.
Câu hỏi nên đặt ra là: tại sao thái độ của báo chí Mỹ đối với 2 loại
thuốc này khác nhau đến như vậy?
3) Cảnh báo của các nhà khoa học
Molnupiravir không phải 1 hợp chất mới được phát triển, và đã có nhiều
nghiên cứu trước đây.
Vào tháng 5/2020, Rick Bright, một nhà miễn dịch học và
nghiên cứu vaccine người Mỹ, cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Mỹ thời Obama và Trump, đã
cảnh báo là cần phải có dữ liệu cụ thể về tính an toàn của Molnupiravir (trong
bài báo dưới đây gọi bằng mã phát triển EIDD-2801):
-
Lý do cảnh báo mà
Rick Bright đưa ra là vì các hợp chất tương tự đã gây hư thai ở động vật, ảnh
hưởng sinh sản, và con cái sinh ra không có răng và một phần hộp sọ.
Lo ngại của Rick Bright là có cơ sở về mặt khoa học. Ron Swanstrom, tiến
sĩ, giáo sư khoa Y Sinh đại học North Carolina (tức là đồng nghiệp của các tác
giả thực hiện nghiên cứu 2a về Molnupiravir) cũng có cảnh báo về nguy cơ
Molnupiravir có thể đi vào nhân tế bào, và dẫn
đến đột biến gien ở người.
(nguồn: https://www.clinicaltrialsarena.com/comment/ridgeback-mercks-molnupiravir-for-covid-19-has-moa-administration-advantages-but-phase-iia-faces-execution-obstacles-may-have-value-gaps/)
Đến tháng 5/2021 (tức là từ trước khi Molnupiravir thử nghiệm giai đoạn
3 ở người), đã có 1 nghiên cứu có tiêu đề ‘β-D-N4-hydroxycytidine Inhibits
SARS-CoV-2 Through Lethal Mutagenesis But Is Also Mutagenic To Mammalian Cells’ được công bố trên các tạp chí y khoa quốc tế, KHẲNG ĐỊNH sự đột biến gien có xảy
ra khi làm thí nghiệm trên động vật:
-
Nguồn: https://academic.oup.com/jid/article/224/3/415/6272009
-
Ngay tiêu đề đã
cho biết thông tin rất quan trọng: N4-hydroxycytidine (tức Molnupiravir trong
cơ thể), viết tắt NHC hay rNHC, có tác dụng ức chế virus SARS-Cov-2 thông qua
cơ chế gây đột biến, nhưng đồng thời nó cũng gây đột biến đối với tế bào cơ thể
ở gây
đột biến đối với tế bào cơ thể ở động vật có vú.
-
Nguyên văn trong
nghiên cứu viết như sau:
o
“However, there are risks for the host in that the
same mutagenic activity that impacts viral replication has the potential for
incorporation and mutagenesis of host DNA… The concern would be that mutations
in host DNA could contribute to the development of cancer, or cause birth
defects either in a developing fetus or through incorporation into sperm
precursor cells.”
o
To test this inference, we used … We take this as
evidence that in exposing the viral population to mutagenesis in its RNA form,
the host is likely to be exposed in its DNA form. It seems
unlikely that a short course of therapy would spare the host from this exposure…
-
Dịch: “Tuy nhiên,
có rủi ro là DNA của vật chủ (chỉ người hay vật dùng thuốc này) cũng sẽ bị đột biến vì chính cơ chế gây đột biến lên virus của thuốc…
Rủi ro có thể xảy ra là các đột biến ở DNA của vật chủ có thể gây ra ung thư,
hư thai
do bào thai đang phát triển hay do tế bào tinh trùng. Để chứng tỏ điều này,
chúng tôi đã sử dụng… Chúng tôi xem đây
là bằng chứng cho thấy khi virus bị đột biến gien ở dạng RNA, thì vật chủ cũng có thể bị ảnh hưởng (đột
biến). Ngay cả khi liệu trình điều trị là ngắn, thì nó cũng không có vẻ có thể
tránh cho vật chủ khỏi sự ảnh hưởng này…”
Đây là cảnh báo của các nhà khoa học, và cũng đã được công bố
trên tạp chí khoa học.
PHỤ LỤC
Báo tuổi trẻ ngày 06/10/2021 dẫn nguồn tin từ The Intercept cho biết: “theo
một báo cáo công bố vào tuần trước của các chuyên gia định giá thuốc của Trường
Y tế công cộng Harvard và Bệnh viện Đại học King ở London, giá sản xuất 1 liệu
trình 5 ngày của thuốc Molnupiravir là 17,74 USD. Merck đã tính tới 712 USD/liệu
trình với Chính phủ Mỹ, đắt khoảng 40 lần.”
No comments:
Post a Comment