------------------------------------------------
Cập nhật:
xem thêm bài
44 cập nhật về chủ đề này.
------------------------------------------------
Bài viết này bàn về một số phương pháp để nâng cao sức khỏe nói
chung, và phòng ngừa/ điều trị covid nói riêng, cũng như giảm thiểu các tác hại
của vaccine covid.
1. Vitamin D,
melatonin, tắm nắng, thể dục thể thao giúp tăng cường miễn dịch, phòng chống
bệnh tật, bao gồm covid.
4.
Chế độ dinh dưỡng thực vật thay thế cho động vật.
4.1. Ăn/ uống
nhiều trái cây, sinh tố, đặc biệt là cam, chuối và bom (táo tây).
4.2. Uống nước
mè xay: giảm mỡ máu, ổn định huyết áp, bảo vệ tim mạch, phòng và trị ung thư.
4.3. Các nguyên
tắc cơ bản để duy trì sức khỏe tốt.
Phụ
lục 2 – Quy trình điều trị covid của các nhóm bác sĩ quốc tế.
Phụ
lục 3 – Một số vấn đề theo góc nhìn của huyền học.
1. Vitamin D, melatonin, tắm nắng, thể dục thể thao giúp tăng cường
miễn dịch, phòng chống bệnh tật
1.1.
Vitamin D
Theo rất nhiều
nghiên cứu khoa học hiện tại, thì vitamin D rất có ích trong việc điều trị
covid.
Trang web https://c19vitamind.com/ do nhóm bác sĩ quốc tế FLCCC tổng hợp thông tin từ 67 nghiên cứu (tính đến ngày 21/02/2022), thì vitamin D có hiệu quả điều trị vào khoảng 50-81% và làm giảm tử vong khoảng 37%. Đây là một kết quả rất tốt đối với một loại vitamin rẻ tiền và dễ dàng tiếp cận.
Các nghiên cứu
chỉ ra ít nhất 3 lý do mà vitamin D có hiệu quả trong điều trị covid:
i) Thứ nhất là người ta thấy rằng
khi nhiễm covid, cơ
thể thường bị sụt giảm vitamin D, và sự thiếu hụt
vitamin D kéo dài này dễ dẫn đến bệnh trở nặng hơn. Do đó, việc nâng cao nồng
độ vitamin D trong cơ thể là cần thiết để chống lại covid.
-
Ví dụ như trong nghiên cứu “A combined
role for low vitamin D and low albumin circulating levelsas strong predictors
of worse outcome in COVID‑19 patients”:
“In particular, many
studies
evidenced associations
between vitamin D concentrations and SARSCoV-2 infection, as well as with
severity and mortality [32], and among them, some studies even suggest a
cause-efect relationship for this association [32, 33].”
-
Nhiều nghiên cứu khác chứng minh luận điểm này
có thể được tìm thấy trên trang web https://c19vitamind.com/.
ii) Một nghiên cứu mới “A Review: Highlighting the
Links between Epigenetics, COVID-19 Infection, and Vitamin D” cho thấy:
-
Covid có khả năng gây thay đổi biểu hiện gien
(epigenetic change), và vitamin
D có khả năng ngăn
chặn, thậm chí đảo ngược tác hại này, củng cố cho vai trò
phòng ngừa và điều trị covid.
ii) Thứ ba là vitamin D có vai trò điều hòa và hỗ trợ hệ miễn dịch,
do đó, có ích trong việc điều trị covid (cũng như các bệnh tật khác).
-
Nghiên cứu năm 2018 “Vitamin D:
Nutrient, Hormone, and Immunomodulator” chỉ ra nhiều
lợi ích đặc biệt của vitamin D đối với hệ miễn dịch:
o
Vitamin D có tác dụng hỗ trợ, tăng cường hệ miễn dịch bẩm sinh,
là lá chắn đầu tiên chống lại các bệnh truyền nhiễm.
o
Vitamin D giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong các bộ phận
khác nhau trong cơ thể (ví dụ như ruột), điều này có lợi cho sức khỏe tổng thể.
o
Khả năng hỗ trợ miễn dịch của vitamin D giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tự miễn,
cũng như giảm các tình trạng viêm nói chung.
-
Nghiên cứu “Vitamin D in
Neurological Diseases: A Rationale for a Pathogenic Impact”
với 243 nguồn dẫn cho biết vitamin D liên quan đến một lượng rất lớn các hoạt
động trong khắp cơ thể, do đó sự thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến hàng loạt
loại bệnh khác nhau về thần
kinh, tim
mạch, tự
miễn… do đó, việc duy trì nồng độ vitamin D là rất quan trọng trong
việc phòng ngừa và điều trị rất nhiều bệnh tật khác nhau.
-
Trong quyển sách “Emerging and Reemerging
Viral Pathogens” dành hẳn một chương 22 “Vitamin D
Immunomodulatory Role in Chronic and Acute Viral Diseases”
để nói về khả năng của vitamin D trong việc hỗ trợ miễn dịch, giúp chống lại
cũng như hỗ trợ điều trị các bệnh truyền nhiễm khác nhau (trong sách nói đến 2
loại bệnh mãn tính là viêm gan C và HIV, và một bệnh cấp tính là cúm).
-
Nghiên cứu “The Role of Dietary Nutrients
in Peripheral Nerve Regeneration” cho thấy vitamin D
có tác dụng phục hồi tế bào thần kinh ngoại biên.
-
Một nghiên cứu mới đây có tựa đề “The Role of
Vitamin D in the Relationship Between Gender and Deep Vein Thrombosis Among
Stroke Patients” cho biết vitamin D cũng có thể làm giảm nguy
cơ huyết khối
và đột quỵ.
Điều này cũng có ích với cả người nhiễm covid lẫn người chích vaccine!
Tóm
lại:
-
Số lượng nghiên cứu về lợi ích của vitamin D
là khá lớn. Nhìn chung, việc hỗ trợ hệ miễn dịch giúp nâng cao sức đề kháng có
một LỢI ÍCH RẤT LỚN
đối với sức khỏe con người nói chung cũng như điều trị covid
nói riêng.
-
Đặc biệt là như trong Bài 35
và Bài 39
đã chỉ ra, vaccine covid có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn, do đó, việc nâng cao nồng độ vitamin D trong cơ thể
là có ích cho cả người đã
chích vaccine.
1.2.
Melatonin
Một bài báo
Anh, trích dẫn từ 14 nghiên cứu mới nhất, cho biết rằng Melatonin
(một hormone quan trọng được tiết ra từ tuyến
tùng – pineal gland) có rất nhiều
lợi ích khác nhau cho sức khỏe (chống oxy hóa, chống
ung thư, bảo vệ tế bào, hỗ trợ miễn dịch…).
Một video
clip của Bs. Roger Seheult giải thích về việc cơ
thể tổng hợp melatonin dưới ánh
sáng mặt trời, và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bên
cạnh vitamin D.
Theo thống kê của nhóm bác sĩ FLCCC, tính đến đầu tháng 3/2022, đã có 14 nghiên cứu chỉ ra lợi ích của melatonin trong việc điều trị covid, đặc biệt là nguy cơ tử vong có thể giảm từ 67-86% (là con số rất ấn tượng). Đặc biệt là, melatonin có khả năng ngăn ngừa huyết khối và điều hòa tình trạng viêm, là 2 yếu tố thường dẫn đến tử vong ở covid.
1.3. Tắm nắng
Đối với vitamin D và melatonin, người ta hoàn toàn không cần phải tốn tiền mua, mà Tạo hóa đã cho cơ thể con người khả năng tổng hợp vitamin D và melatonin dưới ánh sáng mặt trời! Như vậy, chỉ cần có một lối sống lành mạnh, ở dưới ánh sáng mặt trời với mức độ vừa phải, với một khoảng thời gian nào đó, hàng ngày, là đủ để ta đạt được những lợi ích to lớn từ vitamin D và melatonin, mà không cần phải mua bất cứ một viên thuốc tổng hợp nào. Đặc biệt là, theo Ts. Roger Seheult thì tắm nắng (và melatonin) mới là yếu tố chính hỗ trợ điều trị covid (hơn là vitamin D).
Điều quan trọng là tắm nắng bao nhiêu mỗi ngày thì đủ?
Lượng vitamin D có được từ tắm nắng phụ thuộc vào các yếu tố:
- Cường độ ánh sáng: giữa trưa thì cường độ mạnh hơn sáng và chiều, nhưng không nên tắm nắng trưa. Do đó, tắm nắng sáng/ chiều thì cần nhiều thời gian hơn. Ngoài ra, mùa hè thì nắng mạnh hơn mùa đông.
- Diện tích da phơi ra nắng. Điều này lại phụ thuộc vào 2 yếu tố: lượng quần áo mặc trên người, và tư thế. Khi đứng/ chạy bộ thì ánh sáng chiếu vào ít hơn là khi nằm (ví dụ tắm nắng ở bãi biển).
- Ngoài ra còn cả yếu tố về màu da. Da màu sáng thì sẽ tăng vitamin D nhanh hơn da màu tối…
Một bài wiki về vitamin D cho biết nhiều thông tin về vấn đề này.
Như vậy, có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc tắm nắng như thế nào là đủ. Có lẽ ta có thể ước lượng rằng ở Việt Nam, mỗi người nên tắm nắng buổi sáng ít nhất 20-30 phút nếu ít mặc quần áo, và nếu chạy bộ/ hoạt động ngoài trời thì là khoảng 60 phút, để duy trì sức khỏe tốt.
1.4.
Thể dục thể thao
Việc vận động,
thể dục thể thao, sinh hoạt dưới nắng sáng là lý tưởng. Lợi ích của thể dục thể
thao đối với sức khỏe thì mọi người đều đã biết, không cần phải giải thích
thêm.
1.5.
Tóm tắt nội dung phần 1
-
Vitamin D có vai trò thiết yếu trong việc duy
trì sức khỏe, hỗ trợ miễn dịch trong việc phòng chống rất nhiều bệnh tật khác nhau,
trong đó có covid. Tương tự với melatonin.
-
Khả năng hỗ trợ hệ miễn dịch của vitamin D
(và melatonin) cũng có thể giúp giảm thiểu các nguy cơ phát sinh bệnh tật do vaccine covid
gây ra.
-
Tắm nắng sáng (chiều) giúp tổng hợp vitamin D
và melatonin một cách tự nhiên và hiệu quả.
-
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đặc
biệt là dưới nắng sáng sẽ giúp duy trì sức khỏe tốt và phòng chống bệnh tật.
2. Tác dụng của cây thuốc giòi và ngải cứu (hoặc ngải si) trong việc trị ho, các loại bệnh hô hấp và covid.
2.1.
Cây thuốc giòi
Cây thuốc giòi, còn gọi là cây bọ mắm, tên khoa học Pouzolzia zeylanica, phân bố ở Đông Á, Nam Á và vùng châu Đại Dương, là loài cây thuốc nhỏ, mọc bò lan, thuộc họ Tầm gai, thường được dùng nấu nước sâm.Trong Đại Nam quấc âm tự vị (1895), phần chữ G, mục chữ Giòi có ghi: “Cây thuốc giòi. Thứ cây kị giòi, dùng lá nó mà thuốc thì hết giòi.”
Một bài báo “Cây Bọ Mắm –
Kháng sinh tự nhiên cho bệnh đường hô hấp” cho biết như
sau:
-
Theo
Đông y, bọ mắm có vị ngọt nhạt (cam đạm), tính lạnh (hàn). Có tác dụng giải
độc, tiêu
thũng,
bài nung (trừ mủ), trừ thấp nhiệt. Dùng chữa các chứng viêm nhiễm đường hô hấp,
viêm ruột, kiết lỵ, viêm đường tiết niệu, ung nhọt mưng mủ, đau răng do phong hỏa…
-
…
Những chất này có khả năng phòng ngừa, điều trị một số bệnh như: VIÊM
ĐƯỜNG HÔ HẤP, lao phổi, viêm họng, ho và
có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm.
Một bài báo “Cây Thuốc
dòi không chỉ có mỗi công dụng chữa ho” sử dụng các
nghiên cứu từ Tây y, cho biết thêm một số thông tin như sau:
-
Công
dụng của cây thuốc dòi kháng viêm:… cây thuốc dòi có khả năng giảm sưng, làm lành vết loét nhờ
khả năng làm giảm interleukin-1.
-
Công
thức phối hợp của các cao chiết từ các dược liệu cây thuốc dòi, Dây cóc, Hoàng
liên ô rô, Gừng có tác dụng làm gia tăng chỉ số thực bào, TĂNG
CƯỜNG MIỄN DỊCH KHÔNG ĐẶC HIỆU. (ghi chú: tức là miễn
dịch bẩm sinh – innate immunity)
-
…cây
thuốc dòi có tiềm năng trong việc giảm mức đường huyết, và ít nhiều có khả năng
duy trì mức đường huyết ổn định ở thời gian tương đối dài sau khi ngưng điều
trị.
-
Theo
y học cổ truyền: Thường được dùng để chữa: Ho lâu ngày; Viêm họng; Tiểu tiện bí; Nóng sốt khát nước; Tắc
tia sữa; Chữa răng đau sâu răng…; Đắp mụn nhọt, vết bỏng; Trừ mủ, tan độc, tiêu
sưng.
Một báo cáo chi
tiết hơn về các tác dụng của thuốc giòi theo y học hiện đại với các nguồn trích
dẫn để đối chứng có thể được xem tại Báo cáo của
tác giả Trì Kim Ngọc, ĐH. Y Dược Tp.HCM.
Về công dụng điều trị covid:
Sau đây là một
số trích đoạn từ bài viết “Một Loại
Cây Thuốc Chữa Bệnh Covid 19 & Nhiều Bệnh Rất Hiệu Nghiệm”
ngày 18/9/2021 của Bs. Phạm Văn Hạnh: (việc này có được đăng ngắn gọn trên báo SGGP
ngày 26/10/2021)
-
Vào
giữa tháng 9, 2021: Con dâu tôi bị nhiễm CoVid-19 với các triệu chứng:
Nhảy và chảy nước mũi, không ngửi được mùi, đau rát cổ, nóng, ho, và
mệt. Thử ra kết quả bị bệnh. Con dâu tôi, bắt đầu dùng XÔNG,
UỐNG THUỐC DÒI,
và Tylenol. Các triệu chứng giảm dần. Đến ngày thứ ba coi như hết bịnh. Đi thử lại, hết bị
nhiễm Covid-19.
-
THUỐC
DÒI GIÚP BỆNH NHÂN BỊ COVID-19 HỒI PHỤC THẬT NHANH.
-
Sau
đó năm (5) bạn bị nhiễm Covid-19, có ba (3) bạn nặng hơn. Ba (3) bạn bị
nặng hơn đã dùng Thuốc Dòi khô làm trà uống khi tôi gởi cho tới họ. Sau đây
là diễn tiến cúa việc xảy ra chứng tỏ Thuốc Dòi phơi khô uống như trà có
kết quả tốt trên ba (3) bạn bị nhiễm CoVid-19.
-
LÚC
NÀO UỐNG THUỐC DÒI? Ngay lập tức khi có triệu chứng của Cảm, Flu, và nhiễm
trùng đường phổi do cực vi trùng hay vi trùng gây ra như bị nghẹt mũi,
chảy nước mũi, không ngửi được mùi vị, đau cuống họng, ho, bị nhiều
đàm, và nặng ngực, khó thở.
-
TÔI
ĐÃ DÙNG NHƯ THẾ NÀO VÀ CÁC CÁCH DÙNG KHÁC:
1. Lập tức khi bị Cảm, Flu, và nhiễm trùng đường phổi:
a. Nhai và nuốt nước
của lá và đọt non Thuốc Dòi.
b. Đâm nhuyễn hay dùng máy xay lấy nước cốt tươi (juice) uống.
Cách nầy tôi dùng lúc bị Ho Lao nặng năm1965.
c. Pha trà nếu có sẵn lá và đọt Thuốc dòi phơi khô. Chúng tôi
dùng trà Thuốc Dòi do tôi tự trồng ở nhà khi bị cảm, cúm, nhiễm trùng
đường phổi hơn 11 năm qua.
2. Nhai, uống nước cốt, hay nước trà mỗi sáu (6) giờ một lần.
3. Có thể dùng từ ba (3) đến năm (5) ngày. Thường thì các
triệu chứng giảm và hết sau khi dùng vài lần.
Lời bàn:
-
Cây thuốc giòi là một loại thuốc Đông y đã
được sử dụng để điều trị các bệnh đường hô hấp, kể cả ho lao, ít nhất là trong
hàng trăm năm qua, rẻ tiền và dễ tiếp cận.
-
Việc sử dụng cây thuốc giòi để trị covid như
Bs. Phạm Văn Hạnh đã làm có thể bị nhiều người bắt bẻ rằng “chưa phải bằng
chứng”, không phải “nghiên cứu đối chứng”, nhưng cách làm này gọi là “khoa học
thực nghiệm”, và là phương pháp nghiên cứu mà các y sĩ đã sử dụng trong hàng
ngàn năm qua.
-
Những phát hiện về khả năng điều trị covid của
cây thuốc dòi như trên là đáng quan tâm, để nghiên cứu thêm cũng như áp dụng tự
trị liệu.
(Lưu
ý: theo một bài báo, cây thuốc giòi còn có tác dụng hạ huyết áp, do đó mặc dù là
an toàn, nhưng người có bệnh huyết áp thấp khi dùng cần cẩn thận, dùng liều thấp
và có chú ý, nếu không gặp vấn đề gì mới dùng tiếp.)
2.2.
Cây ngải cứu/ ngải si:
Cây ngải cứu
có tên khoa học là Artemisia vulgaris, tiếng Anh là mugwort. Cây ngải si còn gọi là thanh
hao hoa vàng, ngải cứu ngọt, có tên khoa học là Artemisia
annua, tiếng Anh sweet wormwood. Cả hai loài đều thuộc chi Ngải (Artemisia), có
các thành phần dược tính tương tự, do đó, có khả năng được dùng thay cho nhau.
(Một nghiên
cứu khoa học cho biết có ít nhất 7 loại cây thuộc chi
ngải, trong đó có ngải cứu, đều có hoạt chất Artemisinin.)
Theo trang web Thầy thuốc
của bạn – bài Ngải cứu:
-
(Ngải
cứu) Vị đắng, cay và tính ấm, quy kinh tỳ, thận, phế.
-
Lý khí huyết, đuổi hàn thấp, ấm kinh, ngừng máu, an thai. Trị tâm bụng lạnh đau,
tiết tả, chuyển gân, lỵ lâu, nôn máu, máu cam, ỉa máu, kinh nguyệt không đều,
băng lậu, khí hư, thai động không yên, ung nhọt lở loét, ngứa ghẻ.
-
Có
tác dụng kháng khuẩn,
cầm máu,
giảm ho,
hóa đờm.
-
Trị
phụ nữ tử cung lạnh (làm cho vô sinh), huyết trắng (đới hạ), tay chân đau nhức,
ăn uống ít, kinh nguyệt không đều, bụng đau, khó thụ thai.
-
Ngừng
băng huyết, an thai, ngừng đau bụng, ngừng lỵ đỏ trắng cùng 5 tạng bị trĩ ra
máu, ỉa máu uống lâu ngừng lỵ lạnh.
Bài báo “5 lợi ích bất ngờ của ngải cứu”
lý giải một vài tác dụng chữa bệnh của ngải cứu theo Tây y:
-
Artemisinin có trong ngải cứu có khả năng phản ứng với sắt tạo thành các
gốc tự do. Mặt khác, các tế bào ung thư lại chứa hàm lượng sắt cao hơn các tế
bào khỏe mạnh, do đó sử dụng ngải cứu trong việc ngăn
ngừa và điều trị một số bệnh ung thư sẽ rất có lợi.
-
Trong
y học cổ truyền, ngải cứu được sử dụng như một bài thuốc để điều trị đau mỏi
khớp nhờ các thành phần hoạt tính có tác dụng giảm đau, giảm viêm.
-
Ngải
cứu được sử dụng để giảm đau bụng kinh và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Bởi ngải
cứu có chất moxibnance có thể điều trị chứng đau bụng kinh.
-
ĐIỀU TRỊ SỐT RÉT: Artemisinin có trong ngải cứu có khả năng tiêu
diệt ký sinh trùng
nhờ vào việc tạo ra các gốc tự do phá vỡ thành tế bào của ký sinh trùng sốt
rét.
-
Ngoài
các tác dụng trên, cây ngải cứu còn được dùng để diệt
ký sinh trùng
như giun kim, giun đũa và sán dây. Điều này là do ngải cứu có khả năng gây tê
liệt, thay đổi cấu trúc của giun và đẩy chúng ra ngoài.
Về công dụng điều trị covid:
Tác dụng điều trị sốt rét
của cây ngải cứu/ ngải si rất đáng chú ý. Theo một bài viết
của Bs. Hồ Hải, cho biết rằng Gs. Đồ U U (Trung Quốc) đã
được trao giải
Nobel Y học 2015 nhờ tìm ra chiết xuất Artemisinin trong cây ngải si có
công dụng trị sốt rét.
-
Trước đó, phương Tây thường trị sốt rét bằng
ký ninh (quinine) trong cây canh-ki-na (dây cóc).
(Chloroquine là một chất nhân tạo để mô phỏng dược tính của quinine, nhưng có
vẻ như kém hiệu quả và độc hơn). Theo
một số
nghiên cứu, cây ngải cứu trị sốt rét tốt và an toàn hơn
ký ninh.
-
Giải Nobel Y học 2015 cũng đồng thời được trao
cho William C. Campbell và Satoshi Ōmura nhờ tìm ra một nhóm hoạt chất là
Avermectin và Ivermectin, có hiệu quả trị ký sinh trùng.
-
Điều thú vị là cả Ivermectin và
Hydroxycloroquine đều được nhiều nghiên cứu cho là có tác dụng điều trị covid.
(Lưu ý: người viết khuyến cáo dùng các thuốc thảo dược hơn là các hợp chất hóa
học này, vì an toàn hơn và có thể hiệu quả hơn.)
-
Trong một video clip,
Bs. Hồ Hải có nêu một giả thuyết là các thuốc có tác dụng trị ký sinh trùng thì
cũng có hiệu quả kháng virus. Đây là một giả thuyết đáng lưu ý. Đương nhiên giả
thuyết là giả thuyết, còn vấn đề liên quan đến mạng sống, nên ta cần có những
bằng chứng khoa học cụ thể.
Tháng 01/2021,
một nghiên cứu đối chứng (non-randomised controlled trial) “Safety and
efficacy of artemisinin-piperaquine for treatment of COVID-19: an open-label, non-randomised
and controlled trial” của nhóm nhà khoa học Trung Quốc cho biết
hoạt chất Artemisinin từ ngải si khi đưa vào điều trị giúp khỏi bệnh nhanh
hơn.
Ngày 12/3/2021,
một nghiên cứu được một nhóm khoa học người Mỹ công bố có tựa đề “Artemisia
annua L. extracts inhibit the in vitro replication of SARS-CoV-2 and two of its
variants”, cho biết:
-
Chiết xuất ngải si bằng nước nóng có hiệu quả ức chế virus SAR-CoV-2
và (ít nhất) 2 biến chủng của nó.
-
Nghiên cứu cho biết 1 điều đặc biệt là dùng
nước nóng chiết xuất ngải si (giống pha trà hay sắc thuốc) thì kháng virus hiệu
quả hơn là chỉ dùng hoạt chất Artemisinin! Như vậy, khi Tây y dùng thiết bị
chiết xuất một hoạt chất nào đó để chữa bệnh, thì có hiệu quả hơn về số lượng,
nhưng giảm phần chất lượng.
-
Nghiên cứu này được nhắc đến trong bài báo “Ngải cứu có
hoạt chất chống virus SARS-CoV-2 rất mạnh” ngày
10/5/2021: “Giáo sư Pamela Weathers,
thuộc Đại học Bách khoa Worcester, bang Massachusetts, cùng với nhóm nghiên cứu
đã phát hiện ra chiết xuất từ trong lá cây Artemisia annua, tên khác của cây
ngải cứu ngọt (sweet wormwood) có khả năng ngăn chặn được sự nhân rộng của
SARS-CoV-2 và hai biến thể của nó”
Ngày 22/7/2021,
nghiên cứu “An overview
of the anti-SARS-CoV-2 properties of Artemisia annua, its antiviral action,
protein-associated mechanisms, and repurposing for COVID-19 treatment”
được công bố.
-
Nghiên cứu này thực hiện phân tích dữ liệu từ 19 nghiên cứu khác nhau
về hiệu quả của cây ngải si trong điều trị covid, trong đó có 14
nghiên cứu mô phỏng in silico, 4 nghiên cứu ống nghiệm in vitro, và 1 thử
nghiệm lâm sàng có đối chứng.
-
Kết quả cho biết cây ngải si cho thấy khả năng
ức chế virus
SARS-CoV-2, vì vậy có tiềm năng chữa trị covid.
-
Một kết luận quan trọng khác là cây ngải si
cũng có tác dụng hỗ
trợ hệ miễn dịch (cả hệ miễn dịch bẩm sinh lẫn miễn dịch đạt
được), và giảm bão
cytokine, nhờ đó gia tăng hiệu quả điều trị.
-
Như vậy, nghiên cứu này chỉ ra tới 3 cơ chế của ngải cứu/ ngải si trong
điều trị covid.
Ngày
07/02/2022, nghiên cứu “Artemisinins
in Combating Viral Infections Like SARS-CoV-2, Inflammation and Cancers and
Options to Meet Increased Global Demand” cũng tái
khẳng định tiềm năng điều trị covid của hoạt chất Artemisinin.
-
Nghiên cứu này cũng cho biết Artemisinin có
các tác dụng tốt khác như chống ung thư và các loại bệnh truyền nhiễm khác.
2.3.
Kết luận cho phần 2:
Cây thuốc giòi và
cây ngải cứu (ngải si) là những vị thuốc đã được sử dụng trong hàng trăm hoặc hàng ngàn
năm qua, có tính an toàn cao. Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy những cây
này có tiềm năng chữa trị covid, do đó rất đáng được đưa vào nghiên cứu cũng
như sử dụng điều trị tại nhà.
Hai vị thuốc
này có thể tách ra hoặc dùng chung. Về mặt đông y, thuốc giòi có tính mát còn
ngải cứu có tính ấm, do đó, dùng chung với nhau có thể giúp duy trì cân bằng
trong cơ thể.
Việc nghiên cứu
chi tiết liều dùng và liệu trình thuộc về vai trò của các nhà nghiên cứu và các
cơ quan chức năng. Đối với người bệnh, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ Đông y
trước khi sử dụng.
3. Bấm huyệt Đản Trung: trị bệnh phổi, kích hoạt tuyến ức
(thymus gland), giúp tăng cường miễn dịch.
Bấm huyệt
(acupressure) và châm cứu
(acupuncture) là những phương pháp kích thích các huyệt đạo (điểm sinh lực),
nhằm lưu thông sinh khí cũng như tác động đến các cơ quan bên trong cơ thể, tạo
ra hiệu quả chữa bệnh. Những phương pháp này không phải xuất phát từ Trung
Quốc, mà có khả năng cao là xuất phát từ
Ấn Độ, vì trong kinh Ayurveda
(A-Dục-Vệ-Đà) từ hơn 3.000 năm trước đã có mô tả 107 huyệt vị với tên gọi là
“marm” hay “marma”. Một quyển sách tựa đề “Marma points
of Ayurveda” có so sánh y học cổ Ayurveda và y học cổ
truyền Trung Quốc để chứng tỏ điều này. Và theo quyển “Asian
Medicine and Globalization” của Joseph S. Alter
thì cho rằng bấm huyệt đã có ở Ấn Độ từ khoảng 6.000 năm trước (sau đó được
chép vào Ayurveda), và sau này những người từ Trung Quốc đến Ấn Độ (có thể là
vào thời kỳ truyền bá Phật giáo) thì mang những kiến thức này về Trung Quốc.
3.1.
Tổng quan về huyệt Đản Trung:
Một số thông
tin về huyệt Đản Trung có thể được xem trên tapchidongy.org, bài Đản
trung.
-
Huyệt Đản膻 Trung中
là huyệt
số 17 trong Nhâm任 mạch脈.
-
Huyệt nằm ở chỗ hõm của ngực, trên xương ức,
ngang giữa hai đầu vú.
-
Huyệt
đản trung có công dụng giáng nghịch, điều khí, hóa đàm, thanh phế, thông ngực, lợi cách hay mô. Ngoài ra, đây
là huyệt chuyên chủ trị những cơ đau ngực, khó thở, các cơn hen suyễn tái phát,
viêm màng ngực hay đau thần kinh liên sườn.. (Ghi chú: điều này cho thấy bấm huyện Đản trung
có tác dụng điều trị bệnh đường hô hấp)
Một tác dụng
rất đặc biệt của huyệt Đản Trung được nhắc tới chính là kích thích tuyến ức,
từ đó tăng cường hệ
miễn dịch!
-
Hàng
ngày, người bình thường thực hiện bấm huyệt đản trung sẽ giúp tăng
cường hệ miễn dịch
rất tốt. Nguyên lý tăng hiệu quả miễn dịch đó chính là làm tăng số lượng bạch
cầu cần thiết cho việc hoạt hóa ở tuyến ức…
-
Các
nghiên cứu y học hiện đại cho thấy: Khi ấn day huyệt đản trung cũng đồng thời tác
động lên tuyến ức.
Trong đó, tuyến ức giữ vai trò làm biến đổi tế bào miễn dịch lympho T từ một tế bào non trở thành một tế bào
trưởng thành.
3.2.
Huyệt Đản Trung, tuyến ức và hệ miễn dịch:
Tuyến ức theo Tây y:
Theo wikipedia,
tuyến ức
nằm ở trong lồng ngực, phía sau xương ức, thuộc trung thất trước trên, trải dài
từ phía dưới cổ họng đến trước tim. (Ghi chú: nằm ngay phía trên huyệt Đản
Trung một chút)
-
Tuyến
ức là cơ quan quan trọng để tạo ra hệ miễn dịch (ghi
chú: miễn dịch đạt được/ thích ứng).
Tuyến ức có chức năng làm biến đổi tế bào miễn dịch lympho T từ dạng tế bào non
thành tế bào trưởng thành và có chức năng miễn dịch.
-
Tuyến
ức là cơ quan trung ương của quá trình tạo lympho bào và miễn dịch. Tuyến ức
cần thiết cho sự phát triển và biệt hoá của lympho bào T…
-
Các
lympho bào trong tuyến ức có nguồn gốc từ tủy xương sau đó được đưa đến tuyến
ức để biệt hóa thành lympho bào T có chức năng miễn dịch còn gọi là lympho bào T phụ thuộc tuyến ức.
-
Sau
đó các tiền lympho sẽ xuyên qua thành các tĩnh mạch vào tuần hoàn máu để sau đó
vào vùng tủy hoặc sau khi rời tuyến ức, tiếp xúc với kháng nguyên, chúng biến
thành các loại lympho T khác nhau: T killer/cytotoxic (T gây độc tế bào), T
helper (T trợ giúp), T suppressor (T ức chế) đảm nhận các chức năng
miễn dịch tế bào và hỗ trợ trong đáp ứng miễn dịch thể dịch.
-
Sau
tuổi dậy thì, tuyến ức bắt đầu thoái hoá sinh lý. Quá trình này biểu hiện ở sự
giảm sản xuất lympho bào, vùng vỏ tuyến ức mỏng dần, một số vùng trong nhu mô
bị thay thế bởi mô mỡ.
Trang wikipedia tiếng Anh về tuyến
ức (thymus gland) cho biết thêm nhiều thông tin quan trọng:
-
Vì tuyến ức là nơi phát triển tế bào T, nên
các bệnh hoặc tình trạng bất thường của tuyến ức có thể dẫn đến sự suy giảm miễn dịch
(immunodeficiency)! (Suy giảm miễn dịch là vấn đề nghiêm trọng, vì khiến dễ mắc
những bệnh tật khác)
-
Một số tình trạng của tuyến ức có thể sinh ra
tế bào T hoạt động không hợp lý và dẫn tới bệnh tự miễn.
Tác dụng của huyệt Đản Trung đối với tuyến ức và hệ miễn dịch:
-
Vị trí tuyến ức nằm ở ngay phía trên huyệt Đản
Trung, và có khả năng có những liên kết với nhau.
-
Nhờ đó, việc bấm huyệt Đản Trung có thể giúp kích thích hệ miễn dịch
và nâng cao sức đề kháng,
chống lại các bệnh tật nói chung, và covid nói riêng.
- Nhiều bài viết tiếng Anh cũng ủng hộ quan điểm này, thí dụ bài “Alternative therapies to raise immunity” của bác sĩ Ấn Độ hoặc bài “Boost Your Immunity Using Acupressure” của một phòng mạch Canada: “Ren.17: This is located slightly below the centre of the breast bone. Stimulating this point aids in raising the body’s resistance to fight illness by regulating the thymus gland.” (Ghi chú: cách viết Ren.17 chỉ huyệt số 17 thuộc mạch Nhâm, tức là nói huyệt Đản Trung)
3.3.
Cách bấm huyệt Đản Trung:
Tapchidongy.org, bài Đản trung
hướng dẫn các cách bấm huyệt Đản Trung như sau:
-
Cách
1: Cách thực hiện bấm huyệt đản trung vô cùng đơn giản, người bệnh chỉ cần dùng
2 ngón tay cái liên tục xoa tại huyệt
đạo này theo chiều dọc đến khi cảm nhận được lồng ngực nóng lên. Lưu ý nên
thực hiện với tốc độ nhanh và mạnh.
-
Cách
2: Khi thực hiện ngón tay cái cần ép mạnh lên huyệt đản trung sao cho đạt cảm
giác tê tức tại huyệt. Ngón tay đồng thời thực hiện vừa ép vừa day theo chiều kim đồng hồ. Mỗi lần
thực hiện ép huyệt cần kéo dài ít nhất trong 5 giây rồi lại ngừng lại trong 3
giây. Thực hiện liên tục khoảng 2 phút thì kết thúc.
-
Phương
pháp matxa: Hằng ngày người bệnh thực hiện matxa trên lồng ngực 2 lần theo
chiều từ trên xuống từ 100 – 200 lần sẽ giúp kích thích tuyến ức. Từ đó phòng
tránh được các bệnh như viêm, ung thư, tăng sức khỏe, và tuổi thọ con người.
Riêng đối với châm cứu, huyệt này có thủ pháp đặc thù
và hơi nguy hiểm, người bình thường không thể tự làm được, nên người viết không
trình bày ở đây. Việc châm cứu có thể mang lại hiệu quả mạnh hơn, nhưng chỉ nên
được thực hiện bởi các thầy thuốc lành nghề, để đảm bảo an toàn.
4. Chế độ dinh dưỡng thực vật thay thế cho động vật.
Tính đến tháng 9/2022, đã có hơn 17 nghiên cứu trên 607.017 bệnh nhân ở 8 quốc gia (link 17 nghiên cứu) cho thấy chế độ dinh dưỡng đúng có hiệu quả tốt trong việc phòng chống covid. Trong đó, tất cả các chế độ dinh dưỡng đều nhấn mạnh vào lợi ích của thực phẩm là thực vật (rau củ quả…), với các vitamin khoáng chất và các dưỡng chất chỉ có trong thực vật có tác dụng phòng và trị bệnh.
Về lợi ích của
chế độ dinh dưỡng thực vật so với động vật, người viết đã có trình bày tại Bài số 10.
Dịch bệnh và Dinh dưỡng. Các nội dung và kết luận chính bao gồm: (xem thêm bài
44 cập nhật về vấn đề này)
A. Vai trò của
dinh dưỡng ảnh hưởng đến độ nghiêm trọng của Covid-19:
i. Các nghiên cứu chỉ ra rằng người
có cholesterol cao có nguy cơ cao bệnh nặng với Covid-19. Cholesterol giúp
virus xâm nhập tế bào.
ii. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc
ăn nhiều rau củ quả làm giảm nguy cơ bệnh nặng và ngược lại, ăn thịt làm tăng
nguy cơ bệnh nặng, với Covid-19.
iii.
Thức ăn thực vật giúp giảm cholesterol có hại, cũng như có nhiều dưỡng chất thực
vật (phytochemicals)
có lợi cho sức khỏe, nhờ đó phòng chống bệnh tật (bao gồm covid) so
với động vật.
B. Tác động của
việc ăn thịt và nuôi gia súc trên quy mô lớn đối với các bệnh truyền nhiễm và
dịch bệnh:
i. Hơn 60% các bệnh truyền nhiễm ở
người đều xuất phát từ động vật, và 100% các dịch bệnh ở thế kỷ 20 đều xuất
phát từ động vật.
ii. Ham muốn ăn thịt dẫn đến các trại
gia súc nuôi tập trung quy mô lớn, làm gia tăng các bệnh truyền nhiễm từ động
vật sang người. Do đó, giảm
việc ăn thịt sẽ giúp giảm nguy cơ sinh ra bệnh truyền nhiễm.
iii. Thịt mỡ là môi trường sinh sôi
thuận lợi của coronavirus.
4.1.
Ăn/ uống nhiều trái cây, sinh tố, đặc biệt là cam, chuối và bom (táo tây).
Ngoài vitamin
và khoáng chất, trong các loại thực vật vốn có rất nhiều dưỡng chất thực vật
gọi là phytochemicals.
Đây là những hợp chất có rất nhiều tác dụng nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh
tật. Trên thế giới thực vật, có đến hàng chục ngàn phytochemicals (thậm chí là
hơn) được biết đến, mà Tây y chỉ mới biết đến một phần nhỏ tác dụng của một số
ít trong đó!
Database tổng
hợp các nghiên cứu về điều trị Covid-19 của nhóm bác sĩ thuộc FLCCC Alliance (https://c19early.com/), cho thấy các
chất từ thực vật có hiệu quả rất cao trong việc phòng chống và điều trị covid: iota-carrageenan (một loại rong biển
đỏ), quercetin (có nhiều trong cam
quýt, táo, hành, ngò tây, xô thơm, trà, dâu đen…), nigella sativa (thì là đen), melatonin
(có trong quả anh đào, chuối, mận, nho, ngũ cốc, rau gia vị, dầu ô-liu…), curcumin (có trong nghệ), kẽm, vitamin A, D…
Do đó, để nâng
cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật nói chung, và covid nói riêng, người viết
khuyến cáo ăn
nhiều trái cây, sinh tố, đặc biệt là cam, chuối và bom (táo tây).
4.2.
Uống nước mè xay: giảm mỡ máu, ổn định huyết áp, bảo vệ tim mạch, phòng và trị
ung thư.
Mè là một loại
thực phẩm được thuần hóa sớm nhất có lẽ ở Ấn Độ, theo wikipedia,
tên của nó có nghĩa là “dầu”, và là loại cây trồng lấy dầu từ rất sớm.
(Trong
truyện cổ ‘Ali Baba và 40 tên cướp’,
nhân vật chính hô lên “Vừng (mè) ơi, mở ra”, để mở cánh cửa vào kho báu. Có
nhiều giả thuyết cho việc vì sao lại là “mè” mà không phải loại hạt nào khác.
Người viết thì nghĩ rằng (không nhất định phải đúng) chuyện này liên quan đến
tác dụng tích cực của mè đối với sức khỏe (và được ví như thần chú dẫn đến kho
báu).)
Nhiều nghiên
cứu đã chỉ ra nhiều lợi ích khác nhau của mè đối với sức khỏe, trong đó mè có
khả năng giảm mỡ máu (bao gồm cholesterol và tryglycerides) và cải
thiện huyết áp. Một nghiên cứu meta-data “Can sesame consumption improve blood
pressure? A systematic review and meta-analysis of controlled trials”
xem xét nhiều nghiên cứu khác nhau đã khẳng định điều này.
-
Nhắc lại rằng: cholesterol có ảnh hưởng rất
lớn đối với covid (và sức khỏe nói chung).
Nhiều nghiên
cứu/ sách khác nhau cũng chỉ ra những lợi ích lớn khác
của mè: chống oxy hóa, kháng khuẩn,
kháng viêm, chống tiểu đường, chống ung thư, chống mỡ máu, bảo vệ gan, trừ giun
sán, chống ký sinh trùng, bảo vệ dạ dày, ổn định huyết áp, và nhiều lợi ích
khác…
-
Riêng đối với khả năng chống ung thư, nghiên
cứu “A
comprehensive review on the anti-cancer properties and mechanisms of action of
sesamin, a lignan in sesame seeds (Sesamum indicum)”
tổng hợp nhiều nghiên cứu khác nhau, khẳng định rất chắc chắn rằng “mè có tính chống ung thư rất mạnh…
mè có thể được dùng như một chất điều trị và ngăn chặn khối u hiệu quả, và do
đó, nó có thể được dùng trong việc phòng ngừa và/hoặc điều trị nhiều loại ung
thư khác nhau”
Một số cách
dùng mè:
-
Cách dùng mè hay gặp là ăn muối mè với cơm
(nhất là gạo lứt).
-
Cách sử dụng đơn giản khác là uống nước mè
sống, hoặc nấu lên uống. (cách này có thể có hiệu quả trong điều trị ung thư)
-
Ngoài ra, người đọc có thể tham khảo thêm 40 bài thuốc chữa bệnh từ mè tại đây.
4.3.
Các nguyên tắc cơ bản để duy trì sức khỏe tốt:
Các nguyên tắc
cơ bản để duy trì sức khỏe tốt: (trích Letters On
Occult Meditation, Letter X, bản tiếng
Việt, và Esoteric
Psychology, phần 1, chương IV)
-
“Thức
ăn sạch: bao gồm một chế độ dinh dưỡng thực vật, có chọn lọc khôn ngoan; chỉ ăn
những thực vật và trái cây tiếp sức sống. Chọn lọc thức ăn kỹ lưỡng,, không ăn
quá nhiều… Sữa, mật ong, bánh mì nguyên hạt, tất cả các loại trái cây tiếp xúc
ánh nắng, các loại cam (trên hết, là cam), chuối, nho khô, các loại hạt, khoai
tây, gạo lứt, và chỉ ăn vừa đủ.
-
Vệ
sinh tốt: nước sạch, trong và ngoài.
-
Ngủ:
luôn nên rơi vào khoảng 10 giờ tối đến 5 giờ sáng, và thông thoáng hết mức có
thể.
-
Ánh
nắng: cần phải tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời, và sinh khí mà ánh nắng
mang lại. Mặt trời giết tất cả các mầm bệnh và giúp chữa bệnh.
-
Tránh
mệt mỏi và lo âu.”
5. Kết luận
Bài viết chú
trọng đến các phương pháp nâng cao sức khỏe và miễn dịch, cũng như điều trị
bằng cây thuốc, thay vì các loại hóa chất tổng hợp.
-
Một yếu tố quan trọng dẫn đến covid tiến triển
nặng mà người ta thường không chú ý, đó là mỡ máu cao
(và bệnh tim mạch), và do ăn thịt động vật mà
ra.
-
Chính vì vậy, việc sinh hoạt điều độ, thay đổi
chế độ ăn, giảm thiểu thịt động vật và ăn nhiều rau, củ, quả (cam, chuối, táo tây…), hạt (mè)…
là rất quan trọng. Điều này không những phòng chống covid, mà còn bảo vệ và
nâng cao sức khỏe nói chung.
-
Tắm
nắng (và hoạt động thể thao) có vai trò lớn trong việc nâng cao sức
khỏe.
-
Hai loại cây thuốc đã và đang cho thấy khả
năng điều trị covid là thuốc
giòi và ngải
cứu (ngải si…).
-
Việc bấm huyệt Đản Trung giúp nâng cao sức đề
kháng cũng nên được áp dụng.
(xem thêm bài 44 cập nhật về vấn đề này)
PHỤ LỤC 1 – GIẢI ĐỘC VACCINE
(Xem thêm bài
44 cập nhật về việc trái thơm (dứa) có dưỡng chất có khả năng ngăn ngừa
tác hại của covid.)
Vaccine tạo ra
các protein gai và tự thân những gai này có độc tính, gây ảnh hưởng âm thầm
nhưng rất lớn đối với sức khỏe (chưa kể là có khả năng thay đổi gien người),
điều này đã được trình bày rõ trong mục 3. của
bài 39.
Những phương
pháp đã trình bày ở trong bài này (tắm nắng, ăn nhiều rau củ quả, sinh tố, mè,
bấm huyệt, thuốc giòi, ngải cứu…), cũng có tác dụng giảm thiểu rủi ro do vaccin
tạo ra.
Ngoài ra, người
đọc có thể tham khảo thêm “Hướng dẫn
giải độc protein gai” của World Council for Health. Trong đó có
nêu một số dưỡng chất đáng quan tâm có thể dễ dàng tìm được ở Việt Nam như sau:
(với những người đang sống ở nước ngoài, nên xem chi tiết trong hướng dẫn để
tìm những loại cây thuốc khác có hiệu quả tương tự)
-
Các loại trà: lá thông, cây thì là, hoa hồi,
hoa lài, trà xanh.
-
Các dưỡng chất thực vật quercetin/ rutin/ resveratrol/
luteolin/ apigenin/ hesperidin/ limonene: có trong cam quýt, táo tây, nho, dâu, đậu phộng, trần bì, hành.
-
Thức ăn: nghệ, nhục quế, đậu nành, khoai tây.
-
Lá bồ công anh: ngâm rượu.
- Vitamin, khoáng chất: D, C, kẽm, magiê. (nên dùng ở dạng thức ăn tự nhiên hơn là thuốc tổng hợp)
PHỤ LỤC 2 – QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ COVID CỦA CÁC NHÓM BÁC SĨ QUỐC TẾ
Phác đồ điều
trị của World Council for Health.
Phác đồ điều
trị của nhóm bác sĩ quốc tế FLCCC. (tham khảo thêm tường trình
của Bs. Pierre Kory trước Hạ viện Pennsylvania về các thuốc điều
trị covid)
Phác đồ điều
trị của Ts. Peter McCullough.
Các phác đồ điều trị trên hầu như đều có sử dụng Ivermectin hoặc/ và Hydroxychloroquine. Tuy người viết khuyến cáo sử dụng các phương pháp tự nhiên ở trên, nhưng đối với giới khoa học Tây y, thì đã có nhiều nghiên cứu cho thấy các thuốc này có hiệu quả (link: https://c19early.com/, https://c19ivermectin.com/, https://c19hcq.com/) (lưu ý: sử dụng cần phải đúng liệu trình và liều lượng). Riêng đối với Ivermectin, đã có cả một chiến dịch truyền thông ngăn chặn việc sử dụng thuốc này. Người đọc có thể tham khảo về Ivermectin theo video clip “The Ivermectin Story [VietSub]” bên dưới: (có phụ đề tiếng Việt, do Rumble nkcuong thực hiện)
PHỤ
LỤC 3 – MỘT SỐ VẤN ĐỀ THEO GÓC NHÌN CỦA HUYỀN HỌC
Về vaccine:
-
“Khoa
học về tiêm ngừa có nguồn gốc thuần vật chất, và chỉ liên quan đến thân xác vật
lý. Khoa này sẽ sớm được thay thế bởi một kỹ thuật cao cấp hơn, nhưng giờ chưa
phải lúc.” (Esoteric Healing,
phần 1, chương IV)
-
Ghi chú: Sách được Chân sư Djwal Khul
viết vào khoảng năm 1940s. Theo người viết, điều này báo trước sự loại bỏ việc
chích vaccine, mà có thể sẽ xảy ra sau dịch covid, khi sự lừa đảo về vaccine
covid được công nhận rộng rãi.
Về cúm: (Esoteric Healing,
phần 1, chương I)
-
“Chúng
(lo âu và cáu kỉnh) làm sụt giảm sinh lực ở con người đến mức khiến họ dễ nhiễm
bệnh. Tai họa do bệnh cúm có nguồn gốc từ sợ hãi và lo lắng, và một khi thế giới được tự
do khỏi tình trạng “sợ hãi” hiện nay, chúng ta sẽ thấy căn bệnh này dần mất đi.
-
Chúng
lây lan nhanh…, và từ đó khiến người ta… khó thở.
-
Tình
trạng sợ hãi, lo âu và cáu gắt đang lan rộng ngày nay, đến nỗi chúng có thể
được xem như một đại dịch toàn cầu.
-
Sự
cáu kỉnh… có tính viêm… và nó gây ra nhiều khó khăn.
-
Lo
âu và cáu gắt làm ngăn cản tầm nhìn chân thật… Nạn nhân của những tình trạng này không nhìn
thấy được gì ngoài phàn nàn mà chìm vào trạng thái tiêu cực, khiến tầm nhìn bị
hạn chế…”
-
Ghi chú: người viết cho rằng chữ “influenza –
cúm” trong những đoạn này có thể là ám chỉ, hoặc liên quan đến covid-19. Những
từ khóa trên mô tả vô cùng phù hợp tình trạng dịch bệnh hiện nay: các chính phủ
(Mỹ) và truyền thông đã tạo ra một nỗi sợ hãi toàn cầu, kèm theo những tin tức
giả, khiến người ta không nhìn rõ được sự thật đang diễn ra.
Về sốt: (Esoteric Healing,
phần 1, chương IV)
-
Sốt
đơn giản là dấu hiệu của
vấn đề và là một cách thanh lọc và bài tiết cơ bản. Nó là một dấu hiệu chứ không phải một căn
bệnh… Nó là sự đốt cháy năng lượng quá mức, và bằng cách thiêu đốt (mầm bệnh),
nó giảm nhẹ và chữa bệnh… Khi có thể, và khi cơ thể đủ khỏe để chịu được sự
căng thẳng, thì tốt nhất cứ để cơn sốt trong một thời gian, vì đó là cách chữa
trị các tình trạng không mong muốn của tự nhiên. Các cơn sốt không chỉ cho ra
dấu hiệu của tình trạng không mong muốn, mà bản thân nó còn có giá trị chữa
bệnh. Nhưng cần cẩn thận theo dõi, và phải có sự cân bằng – cân bằng giữa các loại năng lượng trong cơ
thể. Khi sốt quá cao, cơ thể sẽ bị vô hiệu, và hoạt động bình thường sẽ bị ảnh
hưởng…
-
Ghi chú: điều này có nghĩa là trừ khi sốt quá
cao, thì không cần uống thuốc hạ sốt. Sốt là cách cơ thể cảnh báo cũng như tự
chữa trị. Sự không có triệu chứng sau khi chích vaccine có thể đáng sợ gấp
nhiều lần, vì virus có thể âm thầm nhân bản và len lỏi khắp cơ thể và gây ra
những tai họa không ngờ tới.
Về hỏa táng: (Esoteric
Healing, phần 1, chương II)
-
Đất đai của hành tinh tự nó là một nguồn
gây bệnh và ô nhiễm. Trong nhiều ngàn vạn năm, xác người và thú đã bị chôn
dưới lòng đất; khiến lòng đất bị nhiễm mầm bệnh và gây ra nhiều bệnh tật hơn
người ta nghĩ. Các mầm bệnh cổ xưa đã biết hoặc chưa biết đến đều nằm trong các
tầng đất; điều này có thể dẫn đến những vấn đề nguy hại khi gặp điều kiện thích
hợp. Tôi nói rằng Thiên nhiên chưa bao giờ mong muốn các thi thể
bị vùi dưới lòng đất.
Thú vật chết đi và cơ thể của chúng trở thành cát bụi, nhưng được thanh
lọc bởi ánh nắng mặt trời
và gió sẽ thổi và phân tán nó đi. Mặt trời có thể mang lại sự sống cũng như cái
chết, và những mầm bệnh và vi khuẩn độc hại nhất không thể còn nguy hiểm nếu
phơi dưới sức nóng khô ráo của ánh nắng. Hơi
ẩm và bóng tối nuôi dưỡng bệnh tật khi nó được bổ sung bởi các thi thể
không có sự sống. Khi mọi quốc gia khắp thế giới quy định sự hỏa
thiêu,
và điều này trở nên phổ biến và lâu dài, chúng ta sẽ thấy một sự sụt giảm lớn
về bệnh tật, và có một thế giới khỏe
mạnh hơn.
-
Ghi chú: nói ngắn gọn, thì hỏa táng là phương pháp tốt nhất
và nên được sử dụng để tiễn người chết về thế giới bên kia, thay
vì để thân xác thối rữa dưới lòng đất. Dịch bệnh khiến người ta nhận ra cần
phải hỏa táng thay vì chôn, và điều này sẽ trở thành chủ đạo trong tương lai.
Về thuốc chữa bệnh từ hóa chất nhân tạo:
(A treatise
on Cosmic Fire, phần 2, mục D)
-
Một
trong những sai lầm lớn mà loài người mắc phải đó là việc dùng hóa chất để chữa
bệnh (và ăn thịt động vật).
-
Ghi chú: điều này nhắc lại rằng thực vật tốt
cho sức khỏe, là thức ăn cũng như thuốc chữa bệnh tự nhiên của con người.
Về Đông y: (Esoteric
Healing, part 1, chapter III, Introductory remarks)
-
Vào
một ngày sau, khi được nghiên cứu, ngành dược sẽ được xây dựng trên nền tảng
của thể sinh lực (vital body) và các loại năng lượng cấu thành (constituent
energies).
- Ghi chú: đoạn này không cụ thể lắm, vital body liên quan đến các kinh mạch trên cơ thể, và vì vậy, đoạn này có thể ám chỉ Đông y, bởi lẽ cách bốc thuốc, hay bấm huyệt, châm cứu… có nền tảng về sự lưu chuyển của khí trong cơ thể.
(xem thêm bài 44 cập nhật về vấn đề này)
No comments:
Post a Comment